BÉ BỊ HĂM TÃ MẸ PHẢI LÀM SAO?
Đối với các mẹ bỉm sữa, tình trạng hăm tã ở bé thường là một nỗi lo lớn. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé trở nên cáu gắt, quấy khóc và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cả về thể chất lẫn tinh thần trong những năm đầu đời. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng này và bảo vệ làn da nhạy cảm của bé? Cùng Elemis tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HĂM TÃ Ở TRẺ EM
Hăm da, thường gặp ở trẻ nhỏ, là một tình trạng viêm nhiễm da thường xảy ra ở các vùng da có nếp gấp như cổ, nách, kẽ tay, kẽ chân, bẹn và hậu môn. Có một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị hăm da bao gồm:
- Thời tiết nóng bức.
- Nhiễm khuẩn da.
- Tã ướt hoặc bẩn quá lâu.
- Dị ứng với loại tã đang sử dụng.
- Vệ sinh và tắm rửa không đúng cách.
Hăm da là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ
2. MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG DỄ NHẬN BIẾT HĂM TÃ Ở TRẺ EM
Các dấu hiệu và biểu hiện của trẻ bị hăm tã thường rất rõ ràng nên các mẹ có thể dễ dàng nhận biết được bao gồm
- Vùng da tiếp xúc với tã bao gồm bộ phận sinh dục, mông và các ngấn ở đùi, thường nổi mẩn đỏ.
- Tình trạng da trong vùng bị hăm tã có thể khô hoặc ẩm ướt.
- Da trong khu vực bị hăm tã có thể xuất hiện mụn ti ti và gây ra lở loét.
- Trẻ bị hăm tã thường cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi phải đi vệ sinh, trong quá trình mẹ lau rửa và thay tã cho bé.
Da trong khu vực bị hăm tã có thể xuất hiện mụn li ti và gây ra sự lở loét
3. BÉ BỊ HĂM TÃ PHẢI LÀM SAO?
Để trị hăm tã cho trẻ sơ sinh, điều quan trọng đầu tiên là vệ sinh cho vùng da bị hăm. Bạn có thể sử dụng nước ấm hoặc các loại lá mát để làm sạch da, sau đó thấm khô nhẹ nhàng và thoa kem hoặc thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số cách mà các mẹ có thể tham khảo:
MẸO TRỊ HĂM TÃ BẰNG LÁ TRẦU KHÔNG
Lá trầu không có chứa các poly-phenol và khả năng ngăn ngừa sự tấn công của các mầm bệnh, làm lành vùng da bị hăm tã ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng lá trầu không để trị hăm tã cho bé:
- Bước 1: Lấy vài lá trầu không tươi và rửa sạch chúng.
- Bước 2: Cho lá trầu không đã rửa vào nồi với khoảng 1 lít nước. Đun sôi lá trầu không trong nước trong khoảng 5-7 phút để các tinh chất trong lá trầu không ngấm vào nước. Để cho nước lá trầu không nguội bớt đến mức ấm ấm.
- Bước 3: Thoa nước lá trầu không lên vùng da bị hăm tã của bé. Sử dụng một khăn bông mềm để thấm nước lá trầu không. Sau đó nhẹ nhàng áp dụng lên vùng da bị hăm tã của trẻ, thực hiện từ 3 - 4 lần mỗi ngày tùy theo mức độ hăm tã của bé.
Trị hăm tã bằng lá trầu không
HƯỚNG DẪN TRỊ HĂM TÃ BẰNG LÁ KHẾ
Lá khế thực sự là một lựa chọn thảo dược hữu ích để trị hăm tã ở trẻ nhỏ. Lá khế có tác dụng sát khuẩn, giúp giảm sưng và tiêu viêm, giúp làm dịu và lành vết thương trên da của bé. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng lá khế để trị hăm tã cho bé:
- Bước 1: Ngâm lá khế trong nước muối loãng trong 5 phút, sau đó rửa lại chúng với nước sạch.
- Bước 2: Giã nát lá khế.
- Bước 3: Đun sôi lá khế cùng với 5g muối trong 1,5 lít nước trong vòng 10 phút. Khi nước lá khế đã nguội đến khoảng 35 - 38°C, hãy chắt lấy nước.
- Bước 4: Sử dụng một khăn sạch để thấm nước lá khế và rửa nhẹ vùng da bị hăm. Sau đó, rửa lại vùng da bằng nước sạch và dùng khăn mềm để lau khô cho bé.
Hướng dẫn trị hăm tã bằng lá khế.
CÁCH TRỊ HĂM TÃ BẰNG CHÈ XANH
Với đặc tính sát khuẩn và kháng viêm nổi bật, lá chè xanh thường được sử dụng để chăm sóc da và có thể được áp dụng để trị hăm tã cho bé. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng chè xanh để trị hăm tã cho bé:
- Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh và ngâm chúng trong nước muối loãng trong khoảng 5 phút.
- Bước 2: Đun sôi lá chè xanh và 5g muối với 1 lít nước trong khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp.
- Bước 3: Khi nước lá chè xanh đã nguội xuống khoảng 35 - 38°C, hãy lấy nước chè xanh.
- Bước 4: Dùng một chiếc khăn mềm để thấm nước lá chè xanh và dùng để rửa vùng da bị hăm cho bé.
Trị hăm tả bằng chè
TRỊ HĂM TÃ BẰNG SỮA MẸ
Sữa mẹ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng để giúp bé phát triển khỏe mạnh mà còn có nhiều ứng dụng tốt khác. Vì sữa mẹ chứa nhiều loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng làm sạch da và tiêu diệt vi khuẩn. Nó có khả năng chữa trị bệnh nhiễm trùng, giảm đau và thậm chí trị hăm da ở trẻ nhỏ. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng sữa mẹ để trị hăm tã cho bé:
- Bước 1: Sử dụng một khăn ấm để lau sạch vùng da bị hăm và để da tự khô tự nhiên.
- Bước 2: Thoa một lượng nhỏ sữa mẹ trực tiếp lên vùng da bị hăm và nhẹ nhàng massage da trong vài phút. Sau đó, để sữa mẹ khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
- Bước 3: Để bé mặc tã bỉm hoặc quần áo sạch. Và lặp lại quy trình này ít nhất 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị hăm tã bằng sữa mẹ
CÁCH TRỊ HĂM TÃ BẰNG SỮA TẮM THẢO DƯỢC
Ngoài những mẹo dân gian để trị hăm tã cho trẻ sơ sinh thì hiện nay Đại học Dược Hà Nội đã làm nên nước tắm thảo dược Elemis có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Là một sản phẩm được chiết xuất từ 9 loại thảo dược thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại, không gây kích ứng hay khô da, giúp làm sạch da, dưỡng ẩm, bảo vệ và nuôi dưỡng làn da mềm mại, mịn màng của bé. Sau khi tắm, da bé tỏa mùi hương thảo mộc nhẹ nhàng, dễ chịu, mang lại cảm giác thư giãn và vui vẻ. Sữa tắm thảo dược Elemis là lựa chọn hoàn hảo cho việc chăm sóc da của bé từ nhỏ. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng sữa tắm thảo dược Elemis để trị hăm tã cho bé:
- Bước 1: Chuẩn bị lượng nước tắm sử dụng phụ thuộc vào mỗi trẻ. Pha dung dịch Elemis vào nước ấm theo tỷ lệ: 5ml Elemis hòa trong 5L nước ấm.
- Bước 2: Dùng dung dịch dùng tắm gội toàn thân, rửa mặt, gội đầu, ngâm người bé trong nước tắm. Trong trường hợp rôm sảy, mụn nhọt thì xoa trực tiếp Elemis lên vùng da bị rôm sảy, mụn nhọt khoảng 1 – 2 phút, sau đó tắm bé trong nước tắm đã pha.
- Bước 3: Lau khô người. Lưu ý không tráng lại bằng nước thông thường.
Trị hăm tã bằng sữa tắm thảo dược Elemis
Hy vọng qua bài viết này, Elemis có thể giúp các mẹ biết được cách trị và ngăn ngừa hăm tã đơn giản cho bé yêu nhà mình nhé!
Xem thêm