10 điều cần nhớ khi trẻ bị rôm sảy và cách điều trị

Cứ vào mùa hè nắng nóng là y rằng những câu chuyện trẻ bị rôm sảy và cách điều trị được các ông bố bà mẹ truyền tai nhau rôm rả. Điều đó cho thấy, trẻ sơ sinh bị rôm sảy là tình trạng rất hay xảy ra trên da các con. Trẻ bị rôm sảy và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả là những băn khoăn của rất nhiều ông bố, bà mẹ.

Trẻ bị rôm sảy và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả là những băn khoăn của rất nhiều ông bố, bà mẹ.

Cứ vào mùa hè nắng nóng là y rằng những câu chuyện trẻ bị rôm sảy và cách điều trị được các ông bố bà mẹ truyền tai nhau rôm rả. Điều đó cho thấy, trẻ sơ sinh bị rôm sảy là tình trạng rất hay xảy ra trên da các con.

Trẻ bị rôm sảy phải làm sao ?

 

Vậy, nguyên nhân trẻ bị rôm sảy và cách điều trị bố mẹ đã nắm rõ chưa ?

Cùng Dược Khoa Sài Gòn tìm hiểu các kiến thức xoay quanh câu chuyện trẻ bị rôm sảy và cách điều trị cho trẻ như thế nào mẹ nhé.

Rôm sảy là gì ?

Rôm sảy là phản ứng viêm của da khi bị kích thích khi bị bít lỗ chân lông. Trong những ngày nóng bức, mồ hôi trẻ thường tiết ra nhiều, nhất là những trẻ hiếu động. Mồ hôi tiết ra không thoát được hết, cộng với bụi bẩn sẽ làm ứ đọng lại tại các ống bài tiết ở trên da làm xuất hiện các nốt viêm.

 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy

Trước hết, bạn cần nhận biết triệu chứng bệnh khi trẻ bị rôm sảy và cách điều trị rôm sảy có sự khác biệt so với những hình dạng sưng tấy của những bệnh viêm da khác để chăm sóc trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Rôm sảy thường có những biểu hiện rất riêng như nổi mụn nhỏ li ti và đi cùng thành từng mảng gây ửng đỏ. Thỉnh thoảng, bạn có thể gặp  một ít đốm mủ nước nhỏ xuất hiện trên da bé. Rôm sảy khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và khóc quấy, ăn không ngon, ngủ không ngoan. Bẹn, cổ, trán và lưng là các vùng da rôm sảy hay “ghé thăm” nhiều nhất.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy

 

Các dạng rôm sảy thông thường

Bạn cần hiểu rõ các dạng rôm sảy thường gặp ở trẻ bị rôm sảy và lựa chọn cách điều trị thích hợp khi chăm sóc bé.

Dạng tinh thể (miliaria crystalina)

Các bé có cơ địa cực mẫn cảm và có phản ứng xử lí chậm trong việc điều tiết mồ hôi nên rất dễ bị dạng tinh thể. Không chỉ nổi trên da, bé còn có thể bị sốt và xuất hiện những mảng da tự bong tróc – dấu hiệu cho sự phục hồi da (hết bị rôm sảy). Rất may mắn là, loại rôm sảy này không  gây viêm tấy trên da.

 

Dạng đỏ (miliaria rubra)

Có thể nói, có rất nhiều người bị tình trạng này (bất kể tuổi tác, loại da gì,…). Vì đây là loại rôm sảy khá phổ biến và phát triển mạnh nhất trong điều kiện thời tiết vừa nóng vừa ẩm, bạn có thể có sự nhầm lẫn rôm sảy chỉ có 1 dạng này là duy nhất.

 

Dạng sâu (miliaria profunda)

Khi tuyến mồ hôi của bé vận hành không được trơn tru, rôm sâu sẽ phát triển. Đây là trường hợp khi trẻ bị rôm sảy lâu dài và cấu trúc da đã bị thương tổn.

 

10 điều cần nhớ khi trẻ bị rôm sảy và cách điều trị hiệu quả

 

Sau đây, Dược Khoa Sài Gòn sẽ mách mẹ 10 điều cần ghi nhớ khi trẻ bị rôm sảy và cách điều trị nào là phù hợp cho con mình nhất:
 
1. Quần áo của bé lúc nào cũng cần sạch sẽ và khô thoáng.  Nên lựa chọn các loại vải mỏng và thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ bị rôm sảy và đó là lưu ý trong cách điều trị rôm sảy cho trẻ  mẹ cần ghi nhớ.
 
​2. Ăn uống nhiều đồ mát. Nếu trẻ đang bú mẹ, người mẹ cần tránh những đồ ăn nóng, nên ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước. Trường hợp bé đã bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên tăng cường sữa, nước cho con, bổ sung cho con thực phẩm giúp giải nhiệt như: Các loại quả mát như cam, chanh, sắn dây, đỗ đen…
 
3. ​Khi vùng da bị rôm có đầu mủ và tình trạng  kéo dài, hãy cho trẻ đến các cơ quan y tế để được thăm khám, vì đối với tình trạng rôm sâu, cần phải có chế độ chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy và cách điều điều trị riêng biệt.
 
4. Không tự ý mua thuốc tây y trị cho con khi chưa có đơn chỉ định của bác sĩ.
 
5. Tránh cào gãi khi trẻ bị rôm sảy. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm trùng da. Nếu trẻ cào, gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho trẻ để ngăn ngừa da bị trầy, nhiễm trùng.
 
6. Sai lầm khi trẻ bị rôm sảy và mẹ áp dụng cách điều trị bằng việc bôi phấn rôm (dành cho em bé). Bạn có biết khi vùng da của con đang bị thương tổn vì điều này sẽ gây nghẽn sự bài tiết của lỗ chân lông.
 
7. Tùy tiện dùng lá cây để làm nước tắm cho con vì bạn không biết lá có những hóa chất gì và chúng có sạch thật sự hay không
 
8. Tuyệt đối không sử dụng xà phòng của người lớn cho trẻ đang bị rôm sảy. Do cấu trúc da trẻ rất nhạy cảm, sử dụng sai có thể bị kích ứng khiến tình trạng bệnh ở trẻ ngày càng nặng hơn.
 
9. Phòng ở phải thông thoáng, có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu có điều kiện cho bé nằm máy điều hòa nhiệt độ ở 27- 28 độ C cho da được “mát”, tránh để nhiệt độ lạnh hơn vì có thể gây viêm đường hô hấp của bé.
 
10. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Trong đó, sữa tắm được cho là yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn cách chăm sóc cho trẻ bị rôm sảy và cách điều trị do sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp lên da trẻ. Việc làm mát đóng vai trò rất quan trọng khi bé bị rôm sảy. Được tắm mát thường xuyên sẽ giúp bé thoải mái, ngủ ngon hơn, đặc biệt là khi bé được tắm bằng các thảo dược lành tính như: mướp đắng, chè xanh, kinh giới… Song nếu mẹ quá bận rộn, cảm thấy bất tiện khi cứ phải đun nấu hoặc lo lắng về sự an toàn khi sử dụng các phương pháp dân gian thì mẹ có thể lựa chọn sữa tắm thảo dược thiên nhiên Elemis. Ngoài hiệu quả nhanh chóng, sản phẩm còn rất an toàn, thân thiện do không chứa chất bảo quản, chất tẩy rửa, chất tạo bọt và chất kích ứng.

Sữa tắm thảo dược Elemis - 100% thiên nhiên

 

Hy vọng, bài viết trên giúp mẹ phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của trẻ bị rôm sảy và cách điều trị.

 

Liên hệ hotline: 0909.589.001 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết mọi thắc mắc của mẹ.


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng